Những câu hỏi liên quan
Phạm Phong
Xem chi tiết
Ú Bé Heo (ARMY BLINK)
28 tháng 12 2020 lúc 21:29

* So sánh vị thế công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:

NămThứ nhấtThứ haiThứ baThứ tư
1870AnhPhápĐức
1913ĐứcAnhPháp

* Mâu thuẫn của các các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ:

- Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) và các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.

⇒ Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Chúc bạn thi tốt nha

 

Bình luận (0)
Jungkook Jeon
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
14_Trần Trung Hiếu
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 20:41

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Bình luận (3)
Minh Hằng
Xem chi tiết
Cường Cristiano
25 tháng 10 2016 lúc 18:10

Mai Minh Hằng 9C LQĐ phải k ak. Nếu đúng thì mình gửi câu tl cho

 

Bình luận (0)
Minh Hằng
24 tháng 10 2016 lúc 22:19

làm ơn giúp mk với

Bình luận (0)
Minh Hằng
24 tháng 10 2016 lúc 22:19

huhuhu...............

Bình luận (0)
trần ngọc bảo thy
Xem chi tiết
Hoài Nhi Bùi
9 tháng 1 2022 lúc 19:06

TRẦN THỦ ĐỘ 
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN 
TRẦN QUANG KHẢI 
TRẦN NHẬT DUẬT 
TRẦN KHÁNH DƯ
TRẦN BÌNH TRỌNG
TRẦN QUỐC TOẢN 

Bình luận (1)
Phan Vĩnh Hà Nam
9 tháng 1 2022 lúc 19:17

TRẦN THỦ ĐỘ :Lập nên nhà trần
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUANG KHẢI :Chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
TRẦN NHẬT DUẬT :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN KHÁNH DƯ:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN BÌNH TRỌNG:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUỐC TOẢN:Chống giặc ngoại xâm 

Bình luận (0)
Minh Đăng Nguyễn
9 tháng 1 2022 lúc 19:24

TRẦN THỦ ĐỘ (1194- 1264). Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) tại làng Lưu Xá (Hưng Hà-Thái Bình). ...: nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: "Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua"

.HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228-1300). ...: Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

TRẦN QUANG KHẢI (1240-1294). ...: Ông vừa lo công việc bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua, vừa tham mưu cho bộ chỉ huy vạch kế hoạch chống giặc. Ông cũng nhiều lần cầm quân giáp trận, góp nhiều công sức trong trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 1288, đưa đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ ba

TRẦN NHẬT DUẬT (1253- 1330). ...: "không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang" khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên. Hoàn thành nhiệm vụ, Nhật Duật đưa Giác Mật và gia quyến vào Thăng Long, bái kiến nhà vua. Triều đình rất tán dương công lao của ông.

TRẦN KHÁNH DƯ: Trong lần chống quân Nguyên Mông vào năm 1258, Khánh Dư có công nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Sau đó, ông đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được nhận làm [Thiên tử nghĩa nam; 天子義男], phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong.

TRẦN BÌNH TRỌNG (1259-1285): là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).

TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285):   có công đi đầu trong cuộc chiến đấu vs quân Mông- Nguyên. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã mang trong mình lòng yêu nước sâu nặng. Tức giận vì quân Nguyên xâm lược mà ông đã bóp nát quả cam do nhà vua ban cho. Về nhà, ông còn huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chứ: "Phá cường địch, báo hoàng ân"

YẾT KIÊU: Ông có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Theo một số tài liệu, mỗi khi đêm xuống, Yết Kiêu dẫn quân lặn ở khu vực thuyền giặc neo đậu, nhẹ nhàng khoan đáy thuyền, lấy giẻ nút lỗ rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh giật dây nút lỗ, thuyền chìm dần

hơi mệt à :))

 

Bình luận (1)
Võ Tuệ Trúc Anh
Xem chi tiết
Nobi Nobita
8 tháng 4 2020 lúc 16:40

Nước Anh - Luân Đôn

Nước Pháp - Pari

Nước Mỹ - Oa-sinh-tơn

Nước Đức - Béc-lin

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hải Đường
8 tháng 4 2020 lúc 16:44

Thủ đô nước Anh là Luân Đôn

Thủ đô nước Pháp là Paris

Thủ đô nước Mỹ là Oa -sinh- tơn

Thủ đô nước Đức là Béc-lin

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yennhi_92
8 tháng 4 2020 lúc 16:46

Nước Anh - Luân Đôn

Nước Pháp - Pa-ri

Nước Mỹ - Oa-sinh-tơn

Nước Đức - Béc-lin

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Pé My
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
11 tháng 10 2018 lúc 21:01

1. Anh

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm. hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản. Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX. nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đòi, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn. chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh.

về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng - Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.
Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
NướC Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Một Trời không bao giờ lặn", trải dài từ Niu Di-lân. ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

2. Pháp

Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).
Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển : đường sắt, khai mỏ. luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh : điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô... Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ. gặp khó khăn trong sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Trong bối cảnh đó, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và MT La-tinh vay, chỉ có 2 - 3 tỉ đưa vào thuộc địa.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Về chính trị, từ sau cách mạng 4 - 9 - 1870, nền Cộng hòa thứ ba^ ) ở Pháp được thành lập. Chính phủ cộng hòa thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri. Tuy-ni-di, Ma-rốc. Ma-da-ga-xca...), ở châu Á (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) và một số đảo trên Thái Bình Dương.

3. Đức

Từ khi đất nước được thống nhất (18 - 1 - 1871). Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mĩ) về sản xuất công nghiệp. Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.
Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ - Ve-xpha-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rua (vùng công nghiệp lớn nhất của Đức).
Về chính trị, Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động : đề cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

4. Mĩ

Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX. Mĩ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
Công nghiệp Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi : tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu), ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...
Công ti thép của Moóc-gan thành lập năm 1903, kiểm soát 60% sản lượng thép. Công ti còn có 5000 ha mỏ than, 1600 km đường sât, 100 tàu thủy. Công ti dầu mỏ của Rốc-phe-lo kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu mỏ với 70 000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho tàng ở trong và ngoài nước đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt, điện khí. luyện kim...Hai tập đoàn trên đoạn ngành hàng, nằm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai bao la và màu mỡ), phương thức canh tác hiện đại (trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa), Mĩ đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
Chế độ chính trị Mĩ đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng - Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
Vào những thập niên cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc Tây Âu tăng cường xâm chiếm thuộc địa thì Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung. Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.



Bình luận (21)
halinhvy
17 tháng 10 2018 lúc 12:50

1,

1. Anh

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm. hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản. Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX. nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đòi, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn. chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh.

về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng - Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.
Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
NướC Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Một Trời không bao giờ lặn", trải dài từ Niu Di-lân. ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

2. Pháp

Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).
Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển : đường sắt, khai mỏ. luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh : điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô... Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ. gặp khó khăn trong sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Trong bối cảnh đó, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và MT La-tinh vay, chỉ có 2 - 3 tỉ đưa vào thuộc địa.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Về chính trị, từ sau cách mạng 4 - 9 - 1870, nền Cộng hòa thứ ba^ ) ở Pháp được thành lập. Chính phủ cộng hòa thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri. Tuy-ni-di, Ma-rốc. Ma-da-ga-xca...), ở châu Á (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) và một số đảo trên Thái Bình Dương.

3. Đức

Từ khi đất nước được thống nhất (18 - 1 - 1871). Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mĩ) về sản xuất công nghiệp. Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.
Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ - Ve-xpha-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rua (vùng công nghiệp lớn nhất của Đức).
Về chính trị, Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động : đề cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

4. Mĩ

Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX. Mĩ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
Công nghiệp Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi : tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu), ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...
Công ti thép của Moóc-gan thành lập năm 1903, kiểm soát 60% sản lượng thép. Công ti còn có 5000 ha mỏ than, 1600 km đường sât, 100 tàu thủy. Công ti dầu mỏ của Rốc-phe-lo kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu mỏ với 70 000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho tàng ở trong và ngoài nước đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt, điện khí. luyện kim...Hai tập đoàn trên đoạn ngành hàng, nằm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai bao la và màu mỡ), phương thức canh tác hiện đại (trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa), Mĩ đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
Chế độ chính trị Mĩ đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng - Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
Vào những thập niên cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc Tây Âu tăng cường xâm chiếm thuộc địa thì Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung. Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.

2,* Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
* Khác nhau
- Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm
- Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi, chuyển từ 1 nước đứng thứ 2 về Công nghiệp, dần chuyển thành cho vay, xuất khẩu tư bản
- Đức: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến, mức độ sản lượng công nghiệp tăng cao, nhưng lại quá ít thuộc địa => hung hăng nhất
- Mĩ: Cái này không nhớ lẵm, hình như là CNĐQ các tơ rốt hay gì ấy. nhưng giống Đức ít thuộc địa, có trình độ kĩ thuật công nghiệp cao

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết